Tác hại của việc uống nhiều nước dừa

3558

Nước dừa tươi từ lâu đã là một món uống quen thuộc mà không có người Việt Nam nào là chưa từng sử dụng qua. Nước dừa không chỉ giúp chúng ta giải khát mà còn được dùng vào việc chế biến món ăn hằng ngày. Nhưng không phải ai cũng biết được những công dụng của dười tươi mang lại và liệu sử dụng chúng nhiều có tốt hay không?

Nước dừa được hình thành một cách hoàn toàn tự nhiên, có chứa đến 94% là nước, nhiều vitamin khoáng chất và lượng chất béo rất thấp.

Thông thường, một trái dừa sẽ cần 10 – 12 tháng để hoàn toàn trưởng thành. Dừa non trong khoảng 6 – 7 tháng là thời điểm trữ lượng nước nhiều nhất, càng về sau thì lượng nước này càng giảm đi và thay vào là cùi dừa.

Các dưỡng chất có trong nước dừa

nước dừa tươi có tốt không

Nước dừa tươi có nhiều khoáng chất và Vitamin, cùng các chất dinh dưỡng như: Axit lauric, sắt, clorua, kali, natri, magiê, canxi và phốt pho… và có rất ít Calo, chất béo. Ngoài ra, Hàm lượng kali (chất giúp cân bằng điện giải) trong nước dừa cũng cao gấp đôi so với lượng kali có trong 1 quả chuối.

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, trong 240g nước dừa tươi sẽ có chứa các các dưỡng chất:

  • Carbohydrate: 9g
  • Chất xơ: 3g
  • Protein: 2g
  • Magiê: 15% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
  • Mangan: 17% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
  • Vitamin C: 10% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
  • Canxi: 6% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
  • Natri: 11% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
  • Kali: 17% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày

Tác dụng của nước dừa với sức khỏe con người

uống niều nước dừa có tốt không

  • Điều hòa huyết áp: Nếu thường xuyên sử dụng nước dừa, những bệnh nhân mắc chứng huyết áp cao có thể sẽ điều hòa được chỉ số huyết áp rất tốt nhờ nồng độ axit lauric và kali trong nước dừa cao.
  • Giảm tình trạng mất nước: Nước dừa giàu kali và khoáng chất, đây là thành phần có tác dụng giúp cân bằng điện giải cho cơ thể. Cân bằng điện giải có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hoạt động của hệ cơ, hệ thần kinh và hệ tuần hoàn, hỗ trợ hấp thụ và cân bằng lượng chất lỏng bên trong. Khi người bệnh mắc tình trạng cảm cúm, tiêu chảy, dịch tả và mất sự cân bằng chất điện phân thì nước dừa được xem là một chọn lựa khá lý tưởng.
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng, uống nước dừa thường xuyên, khoa học sẽ giúp tăng lượng cholesterol tốt (HDL) cho cơ thể. Chính vì vậy nước dừa được xem là thức uống tuyệt vời giúp duy trì và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Giảm vấn đề về đường tiết niệu: Người mắc các bệnh về tiết niêu, tiểu rắt… có thể sử dụng nước dừa để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, nước dừa còn có tác dụng làm tan sỏi, từ đó giúp cho cơ thể dễ dàng đào thải chúng ra ngoài.

Nước dừa có tác dụng gì đối với làn da?

uong nuoc dua dung cach

  • Cấp nước cho da: Nước dừa tươi có tác dụng giảm thiểu tình trạng khô da, da xỉn màu, giúp cho làn da căng bóng, mọng nước.
  • Kiểm soát dầu trên da: Sử dụng nước dừa thường xuyên sẽ giúp bạn có thể cải thiện tình trạng nhờn do dầu gây nên đồng thời cải thiện tone màu cho làn da.
  • Trị mụn: Nước dừa có tác dụng rất tuyệt cho hệ tuần hoàn máu. Chúng làm máu lưu thông dễ dàng, giúp nâng cao sự miễn nhiễm cho da đồng thời hạn chế các loại mụn đầu đen, đốm đen, mụn mủ, nếp nhăn và một số nhược điểm khác của da.
  • Dưỡng ẩm tự nhiên: Tinh dầu tự nhiên và acid lauric  có trong nước dừa tươi rất lành tính. Bạn chỉ cần thoa một lượng nhỏ nước dừa hàng ngày thì tình trạng lão hóa da sẽ nhanh chóng được cải thiện. Hãy thử và cảm nhận làn da mềm mịn, tươi sáng.
  • Làm mờ sẹo và vết thâm: Dùng nước dừa để rửa mặt hàng ngày bạn sẽ nhận được kết quả khá bất ngờ đấy. Các vết thâm sẹo sẽ dần mất đi trả lại cho bạn làn da mịn màng, trắng sáng. Nên thực hiện 4 lần/ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
  • Tăng quá trình vận chuyển oxy cho da: Nhờ khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu mà da sẽ được cung cấp nhiều oxy hơn, từ đó loại bỏ tạp chất đọng lại trên da giúp da khỏe mạnh và mịn màng.
  • Ngăn ngừa lão hóa da: Chất cytokinin có trong nước dừa giúp làm chậm quá trình lão hóa của da. Bạn chỉ cần thoa nước dừa cùng nước cốt chanh thường xuyên lên da sẽ giúp tăng độ đàn hồi và chống cho da bị chảy xệ.

Uống nước dừa nhiều có tốt không?

cach uong nuoc dua

Là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên việc uống nước dừa nhiều có tốt không thì không phải ai cũng nắm được. Uống với mức độ ra sao, vào thời điểm nào thì tốt? Dưới đây sẽ là câu trả lời cho bạn.

Nước dừa tốt, điều đó là không thể phủ nhận. Thế nhưng, việc lạm dụng nước dừa, uống quá nhiều, uống liên tục kéo dài sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Những lưu ý dưới đây sẽ rất thiết thực để bạn có thể sử dụng nước dừa đúng cách, không gây tổn hại cho cơ thể:

  • Không nên uống quá nhiều 3 – 4 trái/ngày hoặc uống liên tục nhiều ngày.
  • Tuyệt đối không uống nước dừa vào buổi tối vì sẽ gây nên hiện tượng đầy bụng, khó chịu
  • Nên uống từ từ, không nên uống cùng với đá
  • Ngay sau khi đi nắng về không nên uống nước dừa luôn mà cần nghỉ ngơi sau đó uống từ từ
  • Với các mẹ bầu trong 3 tháng đầu, các chuyển hóa cơ bản sẽ xảy ra mạnh mẽ và phức tạp. Tính hàn của nước dừa sẽ làm cho quá trình chuyển hóa cơ bản bị giảm đi, thậm chí dẫn đến tình trạng rối loạn về mặt chuyển hóa. Vì thế, không nên uống nước dừa vào tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ.
  • Khi thi đấu thể thao, uống nước dừa nhiều, sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết.
  • Những người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp, mệt tim do lạnh thì không nên dùng bởi nước dừa có tính hàn.
  • Bị đầy bụng, khó tiêu cũng không nên uống nước dừa.

Xem thêm: 6 Lưu ý bạn cần biết khi uống nước cam

Chia sẻ