Các tác dụng tuyệt vời của nước lá tía tô

896
Nhiều người cho rằng nước tía tô có nhiều công dụng, có thể hỗ trợ điều trị cả những căn bệnh nguy hiểm. Thực tế chưa chắc đã vậy nhưng cũng không hẳn sai hoàn toàn. Hãy tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về nước tía tô.
Lá tía tô
Lá tía tô

Trong lá tía tô có gì?

Tía tô là loại cây không khó tìm tại nước ta bởi dù trong điều kiện thời tiết nào, có cũng có thể sinh trưởng. Xét về thành phần hóa học, tía tô có hàm lượng tinh dầu khá cao. Một thành phần có nhiều trong loại cây này chính là axit alpha-linoleic. Chiết xuất lá tía tô có nhiều công dụng trong ciệc chống viêm, chống oxy hóa, chống dị ứng…
Nước lá tía tô sẽ bổ sung cơ, vitamin, khoáng chất giúp dạ dày tăng cường chuyển hóa. Nhờ đó mà cơ thể ta lưu thông máu và trao đổi chất hiệu quả hơn. Các chất khoáng trong lá tía tô giúp cải thiện sắc tố da, hỗ trợ mờ nám dưỡng trắng từ bên trong. Do đó lá tía tô mới được biết đến là đa dụng, có ích cho cơ thể con người.
Trong lá tía tô chứa nhiều dưỡng chất
Trong lá tía tô chứa nhiều dưỡng chất

10 tác dụng của nước lá tía tô với sức khỏe

1. Chống ngộ độc thức ăn

Bài thuốc dùng nước lá tía tô để dứt điểm chứng ngộ đọc thức ăn đã được nhiều người áp dụng. Bên cạnh ngộ độc do rau củ, ngộ độc thực phẩm khác cũng có thể được đào thải nhờ lá tía tô.

2. Chống oxy hóa cho cơ thể

Aldehyde là thành phần quý trong lá tía tô. Công dụng nổi bật của nó là chống lại sự phát triển của gốc tự. Nhờ tác dụng này, người bị thương có thể uống loại nước này để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Đơn giản hơn, chị em có thể bổ sung nó để làm chậm lại quá trình lão hóa trên cơ thể.

3. Hỗ trợ điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa

Lá tía tô được dân gian sử dụng nhiều nhất vẫn là trong việc chữa mẫn ngứa, mề đay. Bạn có thể dùng lá tươi, nấu nước và uống thay nước lọc trong một vài ngày. Một cách khác, dùng lá tía tô giã nát và đắp vào những chỗ mẫn ngứa sẽ cải thiện tình trạng khó chịu đáng kể đấy.

4. Tác dụng chữa bệnh gout

Bện gout gây phiền toái, mệt mỏi cho bệnh nhân do nó liên quan đến các khớp xương. Thực tế, nước lá tía tô không trị dứt điểm gout nhưng nó có thể làm giảm những triệu chứng khó chịu ở người bệnh. Tinh chất trong tía tô sẽ kìm hãm sự tăng lên của enzym xanthin oxidase vốn là nguyên nhân hình thành acid uric gây ra gout.
Nước tía tô hỗ trợ chữa gout
Nước tía tô hỗ trợ chữa gout

5. Khả năng điều trị hen suyễn

Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và đưa ra kết luận này. Sử dụng lá tía tô như một loại thực phẩm hỗ trợ chữa hen sẽ giúp bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh hơn.

6. Hỗ trợ chống lại dị ứng và viêm nhiễm

Quercetin, Perilla, Luteolin, Acid Rosmarinic…và một số thành phần khác trong lá tía tô có công dụng nổi bật trong việc tiêu viêm, chống dị ứng hiệu quả.

7. Giúp phụ nữ giảm cân

Lá tía tô được các bạn nữ đang giảm cân ưa thích bởi tinh dầu của nó chứa nhiều Alpha linoleni. Đây là một chất giúp giảm cholesterol trong máu và giảm cân tốt, lại vô cùng an toàn so với các loại thuốc giảm cân nguy hiểm khác.
Giảm cân bằng lá tía tô
Giảm cân bằng lá tía tô

8. Tác dụng của lá tía tô với xương khớp

Uống nước lá tía tô kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Tận dụng tác dụng này người bị bệnh xương khớp có thể đan xen việc uống nước tinh khiết và nước lá tía tô.

9. Tác dụng của lá tía tô với da

Uống nước tía tô là cách bạn bổ sung dinh dưỡng cho da và hỗ trợ đẩy nhanh độc tố ra ngoài. Da sẽ mền mịn, mờ nám, hết mụn nếu bạn thực sự kiên trì.

10. Điều trị các triệu chứng về ho

Ho và đau họng khiến bạn khó chịu, khó giao tiếp và ảnh hưởng sức khỏe nếu lâu ngày không chữa. Bạn có thể sử dụng nước lá tía tô bên cạnh các thức uống dân gian khác như gừng mật ong, mật ong chanh, nước tỏi… Nếu chỉ là ho do thời thiết, do nói nhiều… ở mức nhẹ thì các bài thuốc này sẽ dễ dàng chữa được. Tuy nhiên nếu ho khan, ho dai dẳng có đờm thì nên sử dụng thuốc tây.

Uống lá tía tô nhiều có tốt không?

Nếu uống quá nhiều nước tía tô có thể gây khó tiêu, đầy bụng hay tăng huyết áp ở bà bầu, trẻ nhỏ. Do đó, chỉ nên dùng hợp lý, khoa học và chia làm nhiều lần uống trong ngày. Ngoài ra lá tía tô có tính ấm, cay do nhiều tinh dầu nên nhiều người sợ nó gây nóng, khô người. Tuy nhiên, tía tô có nhiều chất xơ, làm giảm tính ấm nên hoàn toàn không gây nhiệt cơ thể.

Cách nấu nước lá tía tô để uống hàng ngày

Lá tía tô ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa sạch. Đun sôi 2,5 lít nước lọc rồi cho lá tía tô vào. Đậy kín nắp, để hỗn hợp sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp, để nguội. Sau đó, cho 3 lát chanh tươi vào bình, đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống suốt cả ngày. Nên uống trước ba bữa chính khoảng 10-30 phút để ngăn ngừa hấp thu chất béo, đồng thời giảm lượng thức ăn nạp vào.

Cách nấu nước lá tía tô
Cách nấu nước lá tía tô

Những lưu ý khi sử dụng tía tô

  • Nên sử dụng lá tía tô hết trong ngày, không nên để qua đêm hoặc nếu để quá lâu, các dưỡng chất bên trong sẽ mất đi tác dụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Nên để nước tía tô vào tủ lạnh khi không dùng đến, nếu dùng để chữa ho, viêm họng,… mỗi khi sử dụng nên hâm cho ấm lại rồi uống.
  • Đối với người đang nóng sốt, ra mồ hôi nhiều thì không nên dùng nước lá tía tô.
  • Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc trẻ em khi muốn sử dụng thì nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

“Uống lá tía tô có bị nóng không”, vấn đề này được khá nhiều người quan tâm. Bạn nên biết rằng, lá tía tô có vị cay, tính ôn. Vì vậy, khi uống nhiều cơ thể sẽ bị nóng trong, dễ sinh mụn nhọt và nhiều biểu hiện khác nữa.

Kết luận

Nước lá tía tô tuy nhiều công dụng nhưng nó không hề thần thánh như nhiều người thổi phòng. Tuy nhiên chắc chắn rằng đây là một loại lá thuốc dân gian an toàn, tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Xem thêm: Sợ hãi đau bụng kinh? Lưu ngay những thức uống giúp giảm đau dưới đây

Chia sẻ