Trà atiso từng rất phổ biến và bây giờ vẫn được đông đảo người tiêu dùng thích bởi nó dễ uống, thơm ngon, đa công dụng. Cũng vì thế mà nhiều người phớt lờ những khuyến cáo khi sử dụng cũng như cách dùng hiệu quả nhất.
Hãy cùng tìm hiểu kĩ về trà atiso cùng những thông tin bổ ích liên quan đến nó trong bài viết sau nhé. Hiểu rõ về atiso là cách để tận dụng hết những điểm tốt của loại thực vật này đó.
Trà atiso là gì?
Atiso là tên của một loài cây có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Sau này, người Pháp mang nó sang trồng tại Việt Nam. Atiso ưa mát nên nó được trồng nhiều ở Đà Lạt, Sapa hay ở Tam Đảo. Một cây atiso trưởng thành có chiều cao trung bình khoảng 1.5 – 2m, lá cây có chiều dài từ 50-80cm.
Trà atiso chủ yếu được lấy từ lá và nụ của cây atiso. Nụ hoa trước khi nở thành bông được xem là một thực phẩm giàu dinh dưỡng. Do đó nụ hoa atiso được sử dụng nhiều trong ẩm thực chứ không chỉ để nấu trà. Trà atiso có nhiều công dụng trong việc thanh lọc, giải độc, hạ men gan và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Nhưng không phải vì vậy mà có thể lạm dụng.
Trà atiso có tác dụng gì?
Dưới đây là những lợi ích vượt trội khi uống trà atiso đúng cách
Giảm nguy cơ ung thư
Flavonoid được đánh giá là thành phần có khả năng chống oxy hóa hiệu quả. Thành phần này hỗ trợ trong việc làm chậm lại quá trình lão hóa trên cơ thể. Flavonoid chiếm khoảng 12% trong đài và chứa khoáng 6% trong lá. Do đó, bổ sung trà atiso là phương pháp bổ sung chất chống oxy an toàn toàn giúp cơ thể chặn đứng sự phát triển của gốc tự do – nguyên nhân gây ung thư, biến dị, lão hóa…
Hỗ trợ điều trị và làm giảm bệnh đường ruột
Nếu bạn đang gặp các vấn đề đường ruột, atiso sẽ là thứ bạn rất cần đó. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, chiết xuất từ atiso có khả năng làm giảm triệu chứng ruột kích thích trong thời gian ngắn. Những khoáng chất và yếu tố vi lượng có trong trà hỗ trợ bệnh nhân cải thiện những rối loạn lo âu, trầm cảm, mệt mỏi kéo dài.
Thanh lọc cơ thể hiệu quả
Bạn đã nghe nhiều về cụm từ “detox” nhưng không biết thực hiện phương pháp đó làm sao. Detox tức thải các chất độc, không cần thiết ra khỏi cơ thể. Uống trà atiso là một trong các cách detox cơ thể tuyệt vời được các chuyên gia khuyến nghị. Trong atiso có chứa Cynarin và silymarin giúp tăng cường chức năng gan nên việc thải độc sẽ hiệu quả hơn.
Ngừa bệnh tim mạch
Công dụng này đã được chứng minh trong một công trình nghiên cứu tại Ý. Qua nghiên cứu, các chuyên gia chỉ ra những hoạt chất trong atiso có khả năng làm giảm chỉ số đường huyết và chất béo một cách bất ngờ. Từ cơ chế đố, việc ngăn ngừa những bệnh lý liên quan đến tim mạch cũng hiệu quả hơn. Do đó hoa atiso sẽ giúp cải thiện tình trạng của những người trong tình trạng mất cân bằng huyết áp mức độ vừa
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường ở Việt Nam là một căn bệnh đáng báo động, người lớn tuổi nào cũng có nguy cơ mắc. Đáng lo hơn con số đó đang có xu hướng trẻ hóa. Tiểu đường có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như suy thận, mù lòa, đột quỵ, suy hô hấp…Tiểu đường xuất hiện do cơ thể thiếu hoặc đề kháng với insulin. Trong khi đó, trong trà atiso lại chứa thành phần phần kích thích tăng insulin. Hiện tại, lợi ích này đang được các chuyên gia đi sâu nghiên cứu để khẳng định trên người.
Giảm cân
Nếu bạn đang giảm cân thì atiso sẽ là một trợ thủ đắc lực. Không chỉ có thể uống giúp giảm cân mà bạn có thể kết hợp atiso vào các bữa ăn nữa. Atiso hỗ trợ giảm cân được bởi nó chứa nhiều hợp chất xơ. Xơ trong atiso sẽ giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn, no lâu nên việc dung nạp đồ ăn sẽ giảm theo. Ngoài xơ ra thì niacin, vitamin b5 hay pantothenic acid trong atiso kích thích hệ chuyển hóa vận động hiệu quả hơn. Mỡ thừa sẽ được giải phóng.
Hướng dẫn cách pha trà atiso
Pha trà atiso tuy không khó nhưng không phải ai cũng đã biết cách pha sao cho nó phát huy hết công dụng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách pha atiso ứng với mỗi loại như atiso khô, tươi hay trà túi lọc.
Trà atiso khô
Bạn cần chuẩn bị khoảng:
- 15g trà atiso khô
- ½ bó lá nếp
- 25g đường phèn
3 bước thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch atiso tươi và lá nếp. Cho 2 nguyên liệu vào nồi cùng 1 lít nước tinh khiết, Đun sôi 5 phút.
Bước 2: Khi hỗn hợp sôi, hạ nhỏ lửa, cho đường phèn vào và đun tiếp trong vòng 3 phút và tắt bếp.
Bước 3: Cho nước trà qua rây để loại sạch bã, uống ngay khi trà còn ấm.
Hoa atiso tươi
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 3 hoa atiso
- 1 bó lá dứa
- 25g đường phèn
3 bước pha trà từ hoa atiso tươi
Bước 1: Rửa sạch hoa atiso, lá dứa rồi cắt chúng thành những khúc vừa, cho vào nồi cùng 2.5 lít nước tinh khiết.
Bước 2: Đun hỗn hợp trên tới lúc sôi thì hạ nhỏ lửa. Thời gian đun atiso tươi lâu hơn hoa khô, thường mất 1h đồng hồ.
Bước 3: Khi lượng nước cạn dần, bạn thêm đường phèn, đun tiếp trong 3 phút rồi tắt bếp. Thưởng trà khi nó còn ấm là ngon nhất.
Atiso túi lọc
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 1 gói trà túi lọc atiso
- 500ml nước sôi
Cách pha trà
So với những loại atiso khác, trà túi lọc vừa tiện lợi lại dễ dàng thực hiện. Bạn chỉ việc cho gói trà vào ly, đổ nước tinh khiết nóng vào, chờ sau 10 phút là có thể uống rồi.
Thế nào là uống trà atiso đúng cách
Để trà phát huy tối đa những lợi ích cho cơ thể, bạn nên:
- Uống mỗi ngày 1-3 ly trà
- Hạn chế tối đa việc thêm đường, chất tạo ngọt khi uống
- Nên uống hết trong 1 lần pha
- Không uống trà atiso đã để qua đêm
- Không dùng nước trà để uống thuốc
Nên uống trà atiso lúc nào?
Đa số các loại trà thường phù hợp để uống buổi sáng. Nên uống trà atiso vào sau bữa sáng 1h đồng hồ. Thay vì giữ thói quen dùng cà phê, trà sữa, nước ngọt vào bữa sáng thì atiso sẽ lành mạnh hơn. Không nên uống sau 4h chiều vì atiso vẫn có khả năng gây khó ngủ.
Atisô rất tốt cho sức khỏe nếu dùng đúng liều lượng. Tuy nhiên, theo lương y Vũ Quốc Trung, nếu một ngày uống hơn 2 lít nước trà atisô sẽ gây tác động không tốt, như:
- Trướng bụng
- Gây suy thận, hại gan
- Gây chán ăn
Kết luận
Trên đây là những thông tin bổ ích cho những ai đã, đang và dự định bổ sung trà atiso trong thực đơn nước uống mỗi ngày. Tuy nhiên hãy ghi nhớ, nên uống với liều lượng vừa đủ và lựa chọn atiso có đủ nguồn gốc, hạn sử dụng đối với loại trà túi lọc
Nguồn : https://thewaterman.vn/blogs/uong-nuoc/tra-atiso-co-tac-dung-gi